Tiểu đường và mập | béo

Tiểu đường và mập | béo


Anh bạn tôi tỏ ra bức bối: Ông thấy tôi như vầy mà bác sĩ chẩn đoán tôi bị tiểu đường!? 

Chữ 'như vầy' là ý anh ấy nói thân người không mập, nếu không muốn nói là hơi ốm. Và, anh cũng không có triệu chứng nào đáng chú ý khác. Nhưng cách hiểu của anh bạn tôi (mập = tiểu đường) cũng là một hiểu lầm phổ biến. 

Mập và tiểu đường 

Thế nào là 'mập'  (béo phì)? Có nhiều định nghĩa, nhưng định nghĩa đơn giản nhứt mà các bạn có thể tự làm là tính chỉ số BMI. Lấy cân nặng của bạn chia cho chiều cao bình phương thì kết quả là BMI. Ví dụ như tôi nặng 78 kg và cao 1.7 mét, do đó BMI của tôi là 78 / (1.7^2) = 27. Ở người Á châu, BMI bằng hoặc cao hơn 27.5 có thể xem là 'mập' [1]. Chiếu theo tiêu chuẩn này thì tôi xếp vào nhóm gần ... mập. (Nói cho an tâm hơn, tôi thuộc vào nhóm 'Quá Cân'). 

Có lẽ đa số chúng ta, như anh bạn tôi, nghĩ rằng mập gần như đồng nghĩa với tiểu đường (ở đây chúng ta chỉ nói tiểu đường loại II), còn người không mập thì ok. Nhưng đây là một hiểu lầm. Cả người mập và không mập đều có thể mắc bệnh tiểu đường. Nhưng người mập có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người không mập. 

Kết quả của một nghiên cứu [trên hơn 3000 người do chúng tôi thực hiện ở TPHCM] cho thấy khoảng 10-12% người trên tuổi 30 mắc bệnh tiểu đường [2], nhưng đa số họ không biết. Phân tích thêm thì thấy [3]:

- Trong số những người bị tiểu đường, chỉ có 20% là mập [1]. Tức là, đa số (80%) những người mắc bệnh tiểu đường có trọng lượng cơ thể bình thường. 

- Cứ 100 người mập thì có 20 người bị tiểu đường. Còn trong số 100 người có cân nặng bình thường thì 13 người bị tiểu đường. Nói cách khác, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người mập cao gần gấp 2 lần so với nguy cơ ở người không mập.

Do đó, mập/béo phì là một yếu tố nguy cơ chánh đối với tiểu đường (nhưng phải nói thêm rằng nó không phải là yếu tố duy nhứt). 

Nguyên nhân của tiểu đường

Vậy thì yếu tố nào là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường. Trả lời câu hỏi đơn giản này xem ra không dễ chút nào, đặc biệt là đối với khoa học. 

Qua trình bày trên, có lẽ các bạn nghĩ rằng mập là nguyên nhân của tiểu đường, nhưng suy nghĩ như vậy quá đơn giản. Mập chỉ là ‘triệu chứng xa’, có khi là ‘kẻ tòng phạm’ chớ không hẳn là thủ phạm. 

Chúng ta bắt đầu với quan điểm về tiểu đường mà ai cũng chấp nhận như sau:

‘Tiểu đường xảy ra khi trong máu chúng ta có quá nhiều đường. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể chúng ta sản sinh không đủ insulin, hoặc sử dụng insulin một cách không thích hợp.’

Đường (glucose) là nguồn năng lượng của cơ thể. Không có năng lượng, cơ thể chúng ta sẽ gặp rất nhiều vấn đề (chết). Khi chúng ta ăn uống, các thức ăn được chuyển hoá thành đường. Do đó, để vận hành bình thường, cơ thể cần phải duy trì một nồng độ [thích hợp] đường trong máu.

Yếu tố nào kiểm soát nồng độ đường trong máu thích hợp? Trả lời: insulin. 

Thật vậy, insulin [4] là một kích thích tố (tức hormone) do tuyến tuỵ sản sinh, và nó có chức năng kiểm soát nồng độ đường trong máu. (Insulin có thể cũng là thủ phạm của chứng béo phì.)

Bằng cách nào insulin có thể kiểm soát đường trong máu? Nói một cách ví von, insulin giống như cái chìa khoá. Nó có thể mở cửa tế bào để cho đường vào tế bào. 

Tiểu đường xảy ra khi đường không thể vào tế bào. Khi đường không vào được tế bào để sản sinh năng lượng thì chúng sẽ lưu hành trong máu, và làm tăng nồng độ đường trong máu và dẫn đến tiểu đường. 

Do đó, mục tiêu chánh của điều trị là kiểm soát nồng độ đường trong máu bằng cách tăng insulin. 

Insulin trị liệu

Câu chuyện insulin là một lịch sử thú vị và có thể tóm tắt (bỏ nhiều chi tiết) như sau: 

Vào thế kỉ 19, các thầy thuốc bên Âu châu điều trị bịnh tiểu đường bằng cách cho họ ăn nhiều, rất nhiều lượng mỡ. Họ khuyến cáo bệnh nhân hạn chế ăn uống đường và carbohydrate, thậm chí hạn chế ăn rau. Phương pháp điều trị này thịnh hành cho tới đầu thế kỉ 20. 

Đến thời Thế chiến I, bác sĩ Fred Allen (Đh Harvard) có ý tưởng rằng hãy cho bệnh nhân tiểu đường nhịn đói, hạn chế họ ăn uống carbohydrate và mỡ. Nhưng đến thập niên 1920s phương pháp của Allen, qua nghiên cứu khoa học, bị xem là sai lầm. Hai bác sĩ Louis Newburgh và Robert Marsh làm nghiên cứu và cho thấy bệnh nhân ăn nhiều chất béo và carbohydrate vẫn … ok. 

Năm 1922, insulin được nhà khoa học Frederick Banting (sau này đoạt giải Nobel) đưa vào điều trị tiểu đường. Kết quả điều trị qua quan sát đơn giản rất ngoạn mục. Insulin trị liệu lúc đó được xem là một cuộc ‘cách mạng’ trong y khoa. Cho tới nay, các phác đồ điều trị vẫn khuyến cáo dùng insulin cho một số bịnh nhân. 

Thật ra, insulin không phải trị dứt tiểu đường; nó chỉ giúp bịnh nhân chuyển hoá carbohydrates tốt hơn. 

Dinh dưỡng trị liệu

Cách mô tả ở trên cho thấy bệnh tiểu đường là một bệnh về lối sống. Lối sống ở đây có nghĩa là thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày, thói quen, và vận động thể lực. Nhận thức được điều này có nghĩa là mỗi chúng ta có thể tự ngăn ngừa bệnh tiểu đường bằng cách thay đổi lối sống. 

Câu hỏi đặt ra là những thực phẩm nào làm tăng nồng độ đường trong máu? Các bạn có thể hỏi bác sĩ dinh dưỡng và họ sẽ trả lời rõ ràng hơn. Đã có nhiều nghiên cứu trả lời câu hỏi này khá thuyết phục, và có thể tóm tắt như sau: 

- nước giải khát có đường như coca cola, soda; nước uống thể thao; 

- những thức ăn giàu chất carbohydrate như khoai tây, khoai lang, bánh mì, bánh tầm Ý (spaghetti), và một số gạo trắng; 

- yogurt có đường; 

- thức ăn chiên. 

Về rau và trái cây, giới khoa học phân biệt 2 loại: bột (starchy) và không bột (non-starchy). Các loại rau và trái cây bột dễ tăng nồng độ đường trong máu, do đó bệnh nhân tiểu đường nên tránh chúng, còn nếu chưa mắc tiểu đường thì nên hạn chế chúng. Các loại rau quả có bột tiêu biểu là bắp, khoai lang, khoai tây, đậu xanh, cà rốt, v.v. Các loại rau trái không bột bao gồm: 

- cà tím;

- cà chua; 

- giá; 

- broccoli; 

- măng, kể cả măng tây;

- bông cải trắng;

- dưa leo;

- cải bắp;

- rau xanh như rau muống, xà lách, bó xôi, v.v. 

Tiểu đường là một ‘đại dịch’ ở Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế phát triển nhanh. Người sống ở thành thị dễ mắc tiểu đường hơn người sống ở nông thôn. Nhưng chúng ta quá thiếu nghiên cứu về bệnh này, mà chỉ sử dụng chứng cớ khoa học từ nước ngoài, đúng có và sai cũng có. Có lẽ đã đến lúc chúng ta thay đổi tình thế từ user (người dùng) thành creator (người sáng chế) chứng cớ cho người Việt. 

——

[1] Mập' ở đây là định nghĩa từ BMI trên 27.5, tức tiêu chuẩn của người Á châu. 

[2] Nghiên cứu của chúng tôi về số người mắc bệnh tiểu đường ở TPHCM (công bố trên Diabetes Care): https://diabetesjournals.org/.../HbA1c-Based...

[3] Một nghiên cứu khác của chúng tôi so sánh lượng đường trong máu và HbA1c (công bố trên PLoS ONE): 

https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0182192

[4] Insulin là một kích thích tố (tức hormone) được sản sinh bởi tế bào beta trong tuyến tuỵ, nó có chức năng chuyển hoá thức ăn thành năng lượng. Insulin còn có chức năng quản lí nồng độ đường trong máu. Nếu tuyến tuỵ không sản xuất đủ insulin, lượng đường trong máu sẽ tăng, dẫn đến bệnh tiểu đường.

TS Nguyễn Tuấn

COMMENTS

Tên

Bài viết,129,Kiềm,39,Sách,58,Sách nói,24,Thực đơn giảm cân,15,Thực đơn hàng ngày,74,Thường thức,21,Video,144,
ltr
item
Thực dưỡng hiện đại: Tiểu đường và mập | béo
Tiểu đường và mập | béo
Tiểu đường và mập | béo
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjqgXRDGmaRfFAWGaNysTn4CaMo9cs2pKE_zBsAHSp8ZvuA3yWj1JEU6DMTpkAe94VYO6Zx3538a2Bt1sLHc0s_4ndR-luLZgDWvQ80XjiD6pYXiaLqQWbaLyxTMtT-Nv_jv7Z_ZQ21ysYzxib0Ai0c3OCrB2g4abXFnf-q-f1jX-PWpIU6efl4HcofsO1w/s16000/428597484_1890514618062513_4667076358589893559_n.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjqgXRDGmaRfFAWGaNysTn4CaMo9cs2pKE_zBsAHSp8ZvuA3yWj1JEU6DMTpkAe94VYO6Zx3538a2Bt1sLHc0s_4ndR-luLZgDWvQ80XjiD6pYXiaLqQWbaLyxTMtT-Nv_jv7Z_ZQ21ysYzxib0Ai0c3OCrB2g4abXFnf-q-f1jX-PWpIU6efl4HcofsO1w/s72-c/428597484_1890514618062513_4667076358589893559_n.jpg
Thực dưỡng hiện đại
https://www.thucduonghiendai.info/2024/02/tieu-uong-va-map-beo.html
https://www.thucduonghiendai.info/
http://www.thucduonghiendai.info/
http://www.thucduonghiendai.info/2024/02/tieu-uong-va-map-beo.html
true
1739464557763432959
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy