TẢN MẠN VỀ "NGŨ HÀNH KHÍ CÔNG"

TẢN MẠN VỀ "NGŨ HÀNH KHÍ CÔNG"

TẢN MẠN VỀ "NGŨ HÀNH KHÍ CÔNG"- (Tư liệu về Khí Công Trị Bệnh)- Phần 1


1/ "Tản" về Khí công nói chung....
....
Theo số liệu thống kê của Hiệp Hội Khí Công Thế Giới, thì hiện nay có khoảng gần 3000/ (ba ngàn) các môn Khí Công đang được lưu hành, phổ cập rộng rãi trong giới luyện tập thể thao, luyện tập dưỡng sinh và luyện tập võ thuật, luyện tập công năng đặc dị... khắp hành tinh. Trong đó các môn Khí Công đặc biệt dành riêng cho việc bảo vệ sức khoẻ tạm gọi là "Khí Công Y Khoa" cũng có rất nhiều chủng loại "tạp nham" khác nhau. Nhưng trong vô vàn loại "tạp nham" đó người ta có đúc kết lại 5 môn Khí Công Y khoa mang tính truyền thống, chính thống, tính phổ cập, nhiều người tập luyện, có tác dụng bảo vệ sức khoẻ rõ rệt, có giáo trình giảng dạy thống nhất....5 môn Khí Công bảo vệ sức khoẻ và dưỡng sinh này người ta gọi nôm na là "Ngũ Tuyệt Đại Khí Công"/ (5 môn Khí Công hay và lớn nhất). Được sắp xếp theo thứ tự như sau:
1- Dịch cân kinh
2- Bát đoạn cẩm
3- Ngũ cầm hí
4- Lục tự quyết/ Lục tự khí công
5- Ngũ hành khí công

Trong Đại hội Y khoa toàn quốc năm 1985 của Trung Quốc. Các trường Đại học Y khoa đã kết hợp làm việc với một chuyên đề đặc biệt cho Khí công, để trao đổi kinh nghiệm, chú giải và hoàn thiện các môn có tính phổ cập rộng, tước bỏ phần có hại, hoặc ít có kết quả và các phần rườm rà khác và sắp xếp lại thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ diệu dụng đến vi diệu như sau:

1. Dịch cân kinh (luyện tập co giản gân cơ)
2. Tráng yêu bát đoạn công/ Bát linh công (8 thức luyện cho lưng khoẻ)
3. Ngũ cầm công/ Ngũ cầm hí (5 thức luyện tập phỏng theo động tác của 5 loại cầm thú)
4. Bát đoạn cẩm (8 thức Khí công đẹp như gấm hoa)
5. 24 thức Thái cực quyền (Thái cực Trần Hy Di)
6. Nội đơn thuật (Các môn tập luyện dựa vào Kinh dịch và Đạo đức kinh)
7. Thất diệu cổ pháp môn (Bảy phép luyện nội khí tuyệt diệu).

Trong đó Lục Tự Quyết/ Lục tự khí công và Ngũ hành khí công được xếp vào trong "Thất diệu cổ pháp môn", và được đánh giá là những môn luyện Nội khí/ Nội công đặc biệt diệu dụng cho việc Trị bệnh và phòng ngừa bệnh tật.

(Về khái niệm, truyền thuyết....nguồn gốc, tác dụng v...v... của các loại Khí công chính thống đã trình bày trên, các bạn cứ gõ vào Google mà tìm đọc, để tìm hiểu thêm.)

Nói thẳng ra một điều là hầu như tất cả các môn Khí Công đã đề cập trên, nhất là "Ngũ Tuyệt Đại Khí Công" tôi đã từng tập luyện qua, và cũng đã có nhiều trải nghiệm. Nhưng thú thực được chân truyền thực sự từ các bậc Đại sư thì chỉ có 2 môn. Và cũng chỉ chú tâm trì luyện theo tháng ngày cũng chỉ 2 môn Khi công trị bệnh theo Y học cổ truyền chính thống là Lục Tự Quyết và Ngũ Hành Khí Công mà thôi.

Có thể các môn Khí công khác đều có sự ảo diệu phi thường. Nhưng phần thì tôi không có duyên được chân truyền, phần thì theo trải nghiệm cá nhân, tôi cảm thấy Lục tự Khí công và Ngũ hành Khí công dễ dàng tập luyện hơn, và kết quả rõ rệt hơn, nhanh hơn và có hệ thống y khoa kinh điển phù hợp và điều quan trọng nhất là dễ làm chủ phương pháp điều toa, phối thức trị liệu hơn. Và điều đặc biệt quan trọng là dễ phối hợp với hơi thở để điều hòa Thân- Tâm hơn....

2/ "Tản" về Điều hòa và Cân bằng

Nghe qua thì 2 khái niệm "Điều hoà" và "Cân bằng" có vẻ như là một. Nhưng thực chất nó là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.

"Điều hòa" hiểu nôm na là điều tiết lại cho hòa hợp. Tức là nói về thể dụng, thể hành động. Nếu để diễn giải theo nghĩa trạng thái thì phải thêm tiếp đầu ngữ, ví dụ: "Đã điều hòa", "được điều hòa".

Còn "Cân bằng", có nghĩa là không bị thiên về một phía, lệch lạc về một bên... nó là Trạng từ chỉ về trạng thái.

Kết hợp lại hai từ này thành một câu: "Điều hòa lại cho Thân- Tâm được Cân bằng". Đó chính là tuyệt đỉnh công phu. Đỉnh cao của Dưỡng sinh và là chỗ tận cùng vi diệu của Nghệ Thuật Bảo Vệ Sức Khoẻ và Nghệ Thuật Sống.

Theo Y lý cổ truyền Á Đông thì có tóm tắt trăm phương, ngàn toa, vạn quyển....lại cũng không ngoài mấy chữ "Điều hòa Âm- Dương". Cũng theo YHCT thì tổng hội của tất tần tật các nguyên nhân gây nên bệnh tật là do Thất tình, Lục dục. Tức là Nội nhân/ (Nguyên nhân bên trong) và Ngoại nhân/ (Nguyên nhân bên ngoài) gây nên. Trong đó chủ yếu là do Nội nhân (70-80%).

Thất tình/ (Nội nhân) là do bảy trạng thái tình cảm bị Thái quá/ Vượt quá mức . Có nghĩa là 7 trạng thái tình cảm, tư duy bị thiên lệch. Bao gồm Vui mùng quá độ, Buồn đau quá độ, Giận dữ quá độ, Suy nghĩ quá độ, Lo lắng quá độ, Sợ hãi quá độ, Khủng khiếp quá độ. Cũng có nghĩa là các trạng thái tâm sinh lý mất Cân bằng.

Không chỉ có YHCT mà Y học hiện đại và Tâm lý học hiện đại/ Y học học đường cũng đề cập đến đến nguyên nhân trọng yếu của bệnh tật và nguyên nhân làm cho chất lượng Đời sống bị suy giảm và kiệt quệ là do Đời sống bị mất CÂN BẰNG.

Các giải thưởng Nobel Y học trong những năm gần đây đều xoay quay vấn đề Cân Bằng này của thân thể.

Theo các chuyên gia Y tế hàng đầu trên thế giới hiện nay, thì kết quả của việc trường thọ và làm chậm lại quá trình lão hóa không phải do ăn uống, và thực phẩm dinh dưỡng bổ sung mà là do sự Cân bằng của Cơ thể và Tâm lý.

Đồng tác giả của giải thưởng Nobel năm 2009. (Cơ chế tự bảo vệ của Nhiễm sắc thể). Là Giáo sư khoa Sinh học phân tử và di truyền học trường Y, thuộc Đại học Johns Hopkins, Carol W Greider đã luôn luôn khẳng định trong những tác phẩm Y học của mình rằng: Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tật là do "CƠ THỂ MẤT CÂN BẰNG", nó chiếm đến 70% tỷ lệ gây bệnh. Ăn uống, nhiễm độc, hút sách, môi trường, biến đổi khí hậu.....tất cả chỉ ở trong 30% tỷ lệ còn lại.....

Đạo Phật còn gọi là Trung Đạo/ Đạo Trung Dung với nền tảng cốt lõi của Phật Pháp là Tứ Diệu Đế. Trong đó Khổ đế và Tập đế nói về nguyên nhân của cái Khổ cũng chủ yếu là nói về các trạng thái mất cân bằng của Thân và Tâm. Diệt Đế và Đạo đế... để đạt được đến cảnh giới giải thoát khỏi cái Khổ, về thực chất cũng là các Pháp làm Cân bằng lại, làm Trung dung lại các Thái cực đã bị thiên lệch. Và đó cũng là cảnh giới tối cao của An lạc và Hạnh phúc chân chính.

Nói tóm lại trường thọ, khoẻ mạnh, chất lượng cuộc sống cao, an lạc, bình yên, hạnh phúc.... không ngoài 2 chữ CÂN BẰNG. Cân bằng về mọi mặt, hòa hợp với tất cả. (Tu hành nói gì cho nó cao siêu, và quả vị, thiện nghiệp nào có được khi cơ thể và tâm ý không có được sự CÂN BẰNG, không có khả năng HÒA HỢP chứ?- TN".


TẢN MẠN VỀ "NGŨ HÀNH KHÍ CÔNG"- (Tư liệu về Khí Công Trị Bệnh)- Phần 2


3/ "Tản" về câu hỏi: "Vì sao..." của một "Em"

Em ấy hỏi rằng: "Thế mục đích cuối cùng của sự lao thân khổ trí của anh là cái gì?. Anh bôn ba ngược xuôi đó đây, xây dựng cái nọ, giảng dạy cái kia, dọa nạt, la mắng, nài nỉ, cầu khẩn... người ta học từng động tác Khí công, từng thao tác nhỏ nhặt, vụn vặt của y thuật tự nhiên, hao tổn sức lực, tài vật đi khắp năm châu bốn biển, tìm người truyền thừa những trải nghiệm tinh hoa Y thuật của Tiền nhân để làm gì...Vì sao?. Hãy nói với em bằng sự chân thật, thực tế của lòng mình, đừng nói những lời hoa mĩ, cao siêu của Lý tưởng này nọ....."

Em, không phải là người đầu tiên hỏi tôi câu hỏi này, và đó cũng là câu hỏi mà tôi không có câu trả lời cho chính tôi. Vì vậy Em có nhắc đi nhắc lại mấy lần và nói thẳng luôn, hãy trả lời cho em biết, để em còn biết đường mà "khăn gói" đi theo anh trên con đường mịt mù mà anh đã lựa chọn chứ. Đến bây giờ tôi vẫn chưa trả lời em. Mặc dầu đôi khi muốn nói với em rằng: - Mục đích của anh là muốn Anh và Em, và cả người thân của chúng ta, bạn bè chúng ta và cả người thân của họ sẽ không còn có cụm từ "Khám- chữa bệnh" trong từ Từ điển của Cuộc sống nữa, và cho cả con cháu chúng ta cũng không còn từ "Thuốc" trong Từ điển Cuộc sống của chúng.

Mặc dầu đó là sự thật có được chứ không phải là một sự hoang tưởng. Bằng chứng là Sư phụ, Sư thúc, bá của tôi, Huynh đệ của tôi, Đệ tử tích cực của tôi, và cả chính tôi nữa, những từ "Khám- chữa bệnh", "Thuốc"..., "Dược liệu"... chỉ tồn tại trong ý niệm của chúng tôi khi để nói với người khác. Tất cả chúng tôi, dù đã là người thiên cổ, là người trạc tuổi "cổ lai hi" hay "cận cổ lai hi" đi nữa.... tất cả chúng tôi đều không sử dụng cụm từ "Khám- chữa bệnh" và từ "Thuốc" cho chính mình. Chưa...và hình như là không bao giờ chúng tôi cần những thứ đó cho Cuộc sống thực tế của chúng tôi....

Mặc đầu đó là một sự thật hiển nhiên. Nhưng tôi nói với em như vậy, em có tin không?. Chắc là không!. Và mặc dầu đó cũng chính là Mục đích mà tôi phải lao tâm khổ tứ trí suốt cuộc đời đi chứng minh, và thậm chí còn kéo theo nhiều người hùa theo mình .

Đi chứng minh một sự thật hiển nhiên hình là một việc thừa, nhưng tôi vẫn cứ tiếp tục lao đi trên con đường mình đã chọn vì vậy hình như tôi thấy mình hơi bị điên, nên tôi không muốn nói với em điều đó.

Còn vì một lý do nữa, mà đến giờ tôi vẫn chưa trả lời câu hỏi "Vì sao..." của em. Bởi vì em không làm nghề "Thầy thuốc", nên có trả lời đã chắc gì em thấu cảm được. Không phải chỉ mình tôi, mà hầu như tất cả những người đã bị nghiệp "Thầy thuốc" quấn vào "Thân" thì cũng đều như tôi cả thôi.

"Lương Y như Từ Mẫu", chúng tôi, tất cả đều là vậy hết. Một người "Con" không bao giờ hỏi Mẹ rằng: - Tại vì sao Mẹ lại yêu thương Con như thế?. Bởi vì người Mẹ sẽ không biết cách trả lời đâu. Mà có trả lời, cũng sẽ trả lời một cách cực kỳ "huề vốn": "Bởi vì mẹ là Mẹ".... He...he....!!!!

...Tôi biết em sẽ còn hỏi tôi nữa, nếu biết rằng, mấy tháng nay tôi vợt vờ quên ăn, quên ngủ chỉ vì "Ngũ Hành Khí Công".

Tôi đã biết, đã trải nghiệm, và đã từng chia sẻ những trải nghiệm đó cho nhiều người và họ cũng có được trải nghiệm như tôi là "Ngũ Hành Khí Công" có một khả năng điều hòa lại cho cơ thể Cân Bằng một cách cực kỳ ảo diệu. Và nếu như kết hợp lại được một cách thật hài hòa giữa "Lục Tự Quyết" với "Ngũ Hành Khí Công" thì kết quả làm cho Tâm- Thân được Cân Bằng quả thật là vô đối.

Bằng mấy chục năm trải nghiệm trì luyện "Lục tự khí công" và "Ngũ hành khí công". Tôi đã thành công trong việc kết hợp giữa 2 môn Khí công lấy Ngũ hành và Âm dương làm nền tảng này lại với nhau mà vẫn bảo tồn được từng động tác, từng chiêu thức nguyên bản. Không những không làm suy giảm tác dụng của từng bài cổ truyền riêng biệt, mà còn tôn tạo tác dụng của từng môn lên một cảnh giới vi diệu hơn.

Tôi đã gọi những học trò đã được tôi truyền dạy 2 môn này ở Châu Âu trở về và chia sẻ cho họ sự kết hợp này. Và sự thành công trong việc cảm thụ Khí lực cuồn cuộn lúc tập luyện của họ đã minh chứng cho việc lao tâm khổ trí của tôi không vô ich.

Em sẽ còn hỏi tôi nữa. Khi biết tôi đã mua vé để bay về Việt Nam chỉ trong vòng một tuần lễ. Tôi muốn tập hợp tất cả những học trò, những học viên nồng cốt mà tôi đã từng chỉ dạy về "Ngũ hành khí công" và "Lục tự khí công" về để chia sẻ cho họ sự kết hợp này. Để họ có thêm sự trải nghiệm rốt ráo với 2 môn Khí công Y khoa này. Để rồi trong một tương lai rất gần, họ sẽ cùng với tôi chia sẻ cho cộng đồng một phương pháp CÂN BẰNG thân tâm cực kỳ ảo diệu mà không cần phải có những rừng rừng Giáo thuyết và Kinh kệ....

.... Đừng hỏi nữa Em. Bởi câu trả lời sẽ không giải quyết được gì đâu. Bởi...cho dù ở trong tư thế nào, cho dù có phải "đầu đường xó chợ", "ngủ gầm cầu".... thì anh vẫn cứ đi hết con đường mà anh đã lựa chọn cho đến HƠI THỞ cuối cùng mà thôi....


TẢN MẠN VỀ "NGŨ HÀNH KHÍ CÔNG"- (Tư liệu về Khí Công Trị Bệnh)- Phần 3


4. "Muôn Trùng"....Không chỉ là Vô Tận mà Cân Bằng cho đến tận từng Tế bào.

“…126 hơi thở thời khắc đặng có bao nhiêu so với thời gian đằng đẵng của một đời người. 126 hơi thở thời gian chỉ để di dời năm bảy bước chân, ngoảnh đầu qua lại mấy lần đã hết thế mà công năng thần diệu vô cùng. Trong thì đẩy lui bá bệnh, ngoài thì hóa hợp với thiên nhiên, tâm tư thảnh thơi như trăng thanh gió thoảng, thân thể vững bền như núi như sông.Thế mà người đời nay cứ say mê tửu sắc hoang phí thời gian vào chuyện hưởng lạc của đời thường, chỉ có 126 hơi thở cũng không chịu bỏ công ra mà dụng tập để cho Âm – Dương rối loạn, khí lực của châu thân hư hao cạn kiệt, bệnh tật nảy sinh thống khổ vô cùng.

Các con dấn thân vào y nghiệp mang danh làm bậc Từ-mẫu của thiên hạ nên lấy Y-đức làm trọng, mà muốn lấy Y-đức làm trọng thì việc đầu tiên là khuyên nhủ người người, nhắc nhở con bệnh cố gắng rèn luyện dưỡng sinh bồi bổ chính khí đó là căn cơ cho việc bảo vệ sức khỏe. Được vậy mới thực trọn tình người Mẹ, chứ để người ta tìm đến khi đã nhuốm bệnh lúc đó mới trổ tài ra toa, thảo phương rồi công rồi phạt rồi bồi bổ rồi cố sáp…Chỉ cần một sai lầm nhỏ trong Vọng Văn Vấn Thiết, một tý sơ suất trong Quân-thần-tá-sứ, Chánh-Phản Vi-Tà… thì có khác chi là hành nghề bá đạo trong Y-thuật.

Nếu như quần sinh chưa tin tưởng vào diệu pháp nơi việc luyện tập "Lục tự khí công" bởi do công pháp quá đơn giản thời gian dụng pháp ngắn ngủi mà hiệu năng thần hóa đến khó tin thì đó là cái lỗi của Y-sư chưa đủ Y-đức cảm hóa người khác vậy. Lúc ấy phải tàng trữ lấy Chân nguyên thâu nhiếp lấy tinh lực từ việc luyện tập "Lục tự quyết" mà cứu trị cho người ta, ngoài việc bồi dưỡng Y-lực còn phải tích lấy Y-đức củng cố Danh phận từ đó lấy thân phận của Danh-y độ trí cho quần sinh hiểu rằng : Tự mình rèn luyện dưỡng sinh nâng cao chính khí cho cơ thể, tất thì Vinh – Vệ cường tráng, Tạng- Phủ điều hòa, ngoài thì chẳng sợ tà khí hung hiểm trong thì không lo nội thương quấy nhiễu.Lúc gặp chuyện bất thường, nội khí bấy lâu đã được tu dưỡng tự động điều tiết cân bằng thì bệnh tật còn có cơ hội nào mà hoành phát, đó mới là pháp bảo mệnh thượng thừa nhất …” (trích Tổ huấn của Thanh Long Y phái)


Đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có viết. “ Thánh nhân trị khi chưa có bệnh không để bệnh phát ra rồi mới chữa, trị khi chưa có loạn không để loạn rồi mới dẹp. Phàm sau khi có bệnh rồi mới dùng thuốc, loạn đã thành mới dẹp cũng ví như khi khát mới bắt đầu đào giếng khi chiến đấu mới bắt đầu đúc binh khí thì chẳng muộn lắm ru…….Ngũ vị là chua đắng ngọt cay mặn. Lục-dục là sự ham muốn của mắt tai mũi lưỡi thân thể ý nghĩ. Thất tình là bảy loại tình chí của con người đó là mừng, giận, lo nghĩ, buồn, sợ, khủng khiếp. Trong thì làm thương tổn nội tạng phủ ngoài thì hại 9 khiếu (miệng 2 mắt 2 tai 2 lỗ mũi tiền âm hậu môn ) do đó mà sinh ra bệnh tật cho nên Thái Thượng Lão Tổ dùng phương pháp luyện khí để chữa bệnh ở Tạng-phủ.Phép lấy dùng cách "thở ra" để tiết khí độc ra ngoài dùng cách "thở vào" để thu lấy tinh khí của trời đất bù vào có thể. Sau một ngày đã thấy hiệu nghiệm nhỏ, sau một tuần đã thấy hiệu nghiệm lớn, sau một năm mọi bệnh tật đều hết, tuổi thọ tăng lên rất nhiều…"(Quyển thượng-Vệ sinh yếu quyết-Hải Thượng Lãn Ông Y Tâm lĩnh)

...
Các tư liệu về Ngũ Hành Khí Công và Lục Tự Khí Công hiện nay đã có rất nhiều Sách vở, tài liệu và các bài viết trên mạng xã hội nhắc đến. Ngay cả bản thân tôi cũng đã có hàng chục bài viết, và hàng chục Video clip, bàn luận, diễn giải và hướng dẫn tập luyện gián tiếp và trực tiếp rồi. Trong khuôn khổ bài viết này tôi không tiện nhắc lại. Tôi chỉ tóm lược tác dụng của nó qua lời dạy của hai bậc Danh y của Nước Việt nói về sự diệu dụng của 2 môn Khí Công nói trên.

Như vậy, chiếu theo lời dạy của các Danh Y, thì các môn Khí Công trên "rất đơn giản"..."rất diệu dụng" và ai cũng có thể luyện tập được. Chắc chắn các bậc Danh Y/ Tổ Sư Y nổi tiếng kim cổ kia không hề "nói dối", không hề "lừa bịp" con bệnh và người đời. Nhưng một thực tế hiện nay Lục Tự Khí Công và Ngũ Hành Khí Công rất ít được tập luyện trên các sân chơi Dưỡng Sinh. Tại sao?

Thực ra theo lời dạy của 2 vị Tổ sư Y gia nói trên thì điểm mấu chốt thành công của 2 môn Khí Công này chính là HƠI THỞ. Người đời nay bởi vì, hoặc xem nhẹ Hơi Thở, hoặc không được truyền dạy về Kỹ thuật hơi thở dưỡng sinh... cho nên tác dụng của Ngũ Hành Khí Công và Lục Tự Khí Công không có được thành tựu như Y thư, vì vậy nên bị xem nhẹ, và không được coi trọng.

Không chỉ 2 môn Khí công trên, thực ra cho dù là môn Dưỡng sinh/ Thiền/ Meditation nào cũng vậy thôi. Nếu không lấy HƠI THỞ làm nồng cốt để tập luyện (Dù chỉ tập thở không thôi hoặc kết hợp hơi thở với các động tác chuyển động của thân thể), thì các môn tập luyện cũng trở thành rỗng toách, ít tác dụng, nếu không nói là hao phí thời gian quá nhiều cho những tác dụng quá ít....

Bởi vậy cho dù bị chê bai thế nào, dèm pha thế nào đi nữa và cho dù bất kỳ bắt đầu dạy môn Khí công hay động tác luyện tập nào, việc đầu tiên của tôi là dạy người học về cách thở ĐÚNG. Ai chưa học thở, tôi sẽ không dạy thêm một động tác nào chứ đừng nói là 1 bài Khí Công.

Lại nó về Bản phổ "Muôn Trùng" với hai môn Lục tự khí công (L.T.K.C) và Ngũ hành khí công (N.H.K.C).

Qua quá trình phổ dạy và chia sẻ L.T.K.C và N.H.K.C, tôi biết trở ngại của người tập luyện nói chung, không phải là ở chỗ động tác khó hoặc cách đề khí phát Nội âm khó. Mà cái khó khăn nổi trội nhất vẫn là ở chỗ vấn đề "LƯỜI".

Làm sao để kích hoạt tính siêng tập luyện của người học. Làm sao để đưa cái tác dụng chấn động bên trong, đưa tác dụng siêu việt của việc cũng cố mối quan hệ vững chắc, bền bỉ của các cơ quan nội tạng của LTK.C vào sự sự mềm dẻo, buông lỏng, hành khí, thiết lập lại sự hài hòa, cân bằng hóa nhập của N.H.K.C. Đó là mục đích tôi hoàn thiện Tiêu phổ Muôn Trùng.

Tiêu phổ Muôn Trùng, được thông qua Ca từ có tác dụng cảm âm theo Lục tự Quyết của L.T.K.C để thiết lập nên các tiết tấu cho từng cách Hành khí của Ngũ Hành tương ứng với từng Tự quyết, cũng có nghĩa là tương ứng với các SÓNG ÂM, ảnh hưởng tích cực lên từng cơ quan nội tạng tương ứng trong cơ thể.

Mặt khác ý nghĩa của Ca từ, và tiết tấu Từ ngữ cũng được chọn lựa cho phù hợp với các động tác mềm mại, ung dung, khoan thai, siêu thoát, tiêu diêu, hóa nhập của N.H.K.C.

Chọn các Ca từ thích hợp với các sóng Âm Thanh của các Tự Quyết Hư/ Can- Đởm, Ha/ Tâm- Tiểu trường, Hô/ Tỳ-Vị, Hi/ Phế- Đại trường, Suy/ Thận- Bàng quang, Hu/ Tam tiêu- Tâm bào. Rồi đưa vào Tiêu phổ tạo nên tiết tấu, giai điệu phù hợp với các động tác chậm rãi, mềm dẻo của N.H.K.C lần lượt theo thứ tự: Âm Mộc- Dương Mộc- Dương Hỏa- Âm Hỏa- Âm Thổ- Dương Thổ- Dương- Kim- Âm Kim- Âm Thủy- Dương Thủy- Âm Hỏa- Dương Hỏa...Đã là một việc rất khó, hao tổn nhiều sức lực và thời gian rồi....

.... Nhưng làm thế nào để có được một bản tiêu phổ, một bản nhạc mà lúc thổi ra, lúc chơi đàn, hoặc các loại nhạc cụ khác...vẫn đảm bảo được việc Âm Thanh phát ra vẫn nuôi dưỡng được theo trình tự "Thành- Trụ- Hoại- Không" của một sinh mệnh (Âm thanh phát ra sẽ được tồn tại như một sinh mệnh), mà lại phải tôn trọng nhịp điệu, tiết tấu của một bản nhạc hiện đại lại là một việc làm càng khó khăn hơn nữa.

Một mình tôi không thể làm hết được công việc này. Bởi vì sự hiểu biết về nhịp điệu, tiết tấu và nhạc lý hiện đại của tôi khá nông cạn. Lại phải mất khá nhiều thời gian để tiếp cận, học hỏi và tham khảo thêm từ các chuyên gia nghiên cứu về Âm nhạc và Âm thanh.

Đam mê và khát vọng cháy bổng (Khét lẹt rồi...he...he....) cuối cùng cũng giúp tôi hoàn thành được bản phổ MUÔN TRÙNG.

Bản Muôn Trùng sẽ mang tải năng lượng, sóng dao động Âm thanh L.T.K.C. được dùng Nội Lực của Lục Tự Quyết phổ vào ca từ trong một bài Lục Bát. Tiết tấu của Thơ lục bát, dìu đặt, khoan thai... như Lời Ru, miên man huyền ảo như Đồng Dao/ Ca Dao sẽ làm nền tảng cấu thành nên tiết tấu cho một bản nhạc Đơn Âm.

Người tập luyện, trước tiên luyện tập phát Nội Âm của Lục Tự Quyết trên nền nhạc của bản Muôn Trùng. Sau quá trình tập luyện L.T.K.C theo cách này khá thuần thục rồi thì chuyển qua luyện tập N.H.K.C.

N.H.K.C cũng được tập luyện trên nền nhạc của Muôn Trùng. Lúc này không cần để ý đến L.T.K.C nữa, mà chỉ buông lỏng toàn thân theo từng động tác của N.H.K.C. Ảnh hưởng của L.T.K.C khi tập đã được cài đặt trong Âm hưởng của bản nhạc Muôn Trùng, sẽ được Tiềm thức khích hoạt một cách Vô thức khi tập luyện N.H.K.C.

Bởi vì cả Lục Tự Khí Công và Ngũ Hành Khí Công đều được xây dựng trên nền tảng lý luận Ngũ Hành và Âm Dương tương ứng với Lục phủ, Ngũ tạng. Vì vậy khả năng kích hoạt sự tương ứng giao hòa rất cao.

Hiệu ứng đầu tiên của sự kết hợp này, đó là kích hoạt sự HỨNG THÚ tập luyện. Và sau đó sẽ là sự "CÂN BẰNG THÂN TÂM BỀN VỮNG" và sự "HÒA NHẬP VI DIỆU" giữa Tiểu vũ trụ và Đại vũ trụ.

Mục đích của "Muôn Trùng" đã và đang được thử nghiệm. Và thành quả bước đầu đã được chứng nghiệm cụ thể bằng cảm nhận của người tập và kết quả đo đạc Sinh Khí trước và sau cuộc tập luyện.

Hy vọng rằng, "Muôn Trùng" sẽ mang đến cho người tập luyện sự hứng thú để phần nào làm giảm bớt vấn nạn "LƯỜI" của Nhân sinh.

(Và cũng hy vọng các Học viên và Đệ tử nồng cốt của Dưỡng Sinh Đường 3 Miền, tạo duyên để lãnh hội ý chỉ của Lão Phu trong đợt hồi hương ngắn hạn này).

Dưới đây là bản Ca từ của Tiêu phổ "Muôn Trùng", và 1 clip Trailler do lâo phu chơi bằng Tiêu Lục Mạch, thể hiện 3 trong 7 Khúc của Muôn Trùng.

Tất nhiên đưa bản Trailler lên cũng nhằm mục đích nhận phản hồi từ người nghe, người đọc và người tập...để có thể hoàn thiện được tốt hơn khi phổ cập ra Cộng đồng.

„MUÔN TRÙNG“ (Ngũ Hành Định Thân Ca)

(1: Hành MỘC/ chữ HƯ, 2: Hành HỎA/ chữ HA, 3: Hành THỔ/ chữ HÔ, 4: Hành KIM/ chữ HI, 5: Hành THỦY/ chữ SUY, 6: Hành HỎA/ chữ HU.)

1
như nước chảy như mây trôi
miên man nắng tỏa thảnh thơi gió lùa
khi vũ lộng khi gió đưa
bước trầm hạc nội tay khua đại ngàn

2
nhen nồng nàn nhóm chứa chan
thân hòa biển rộng ý tràn cung mây
lúc dìu dặt lúc đắm say
cháy từ vô thủy đượm ngày vô chung

3
ngất ngây mà vẫn ung dung
đắm say là để tận cùng thanh tao
tựa day dứt tựa ngọt ngào
thân đưa ý đến khí ào ào dâng

4
khoan thai tẩy thoát tục trần
muôn muôn gom lại một vầng hào quang
nương dòng thác đổ ngút ngàn
lãng trôi dào dạt theo làn sóng xanh

5
từ nơi đỉnh thượng mây lành
mưa hàm ân xuống long lanh dòng đời
về nơi vạn đại trùng khơi
cánh chim vô ngại vỗ trời vô ưu

6
như lời ru mãi dập dìu
nhịp đưa nghé ọ cánh diều tuổi thơ
gốc đa giếng nước đình thờ
khói lam chiều tỏa bên bờ tịnh không.



Chân thành cảm ơn sự theo dõi và đồng hành của Quí vị.

01.09.19
Theo FB Thuận Nghĩa

COMMENTS

Tên

Bài viết,146,Cơ thể tự chữa lành,19,Giảm cân,8,Kiềm,43,Sách,91,Sách nói,24,Thải độc,4,Thực đơn giảm cân,15,Thực đơn hàng ngày,74,Thường thức,33,Video,152,
ltr
item
Thực dưỡng hiện đại: TẢN MẠN VỀ "NGŨ HÀNH KHÍ CÔNG"
TẢN MẠN VỀ "NGŨ HÀNH KHÍ CÔNG"
TẢN MẠN VỀ "NGŨ HÀNH KHÍ CÔNG"
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi7GVhkv-bOn9p1HVoBp5gvj8rXhYjgXRG-2DH6RLLpTvLm_IanAXnaXI5ZsCccokcwgqMrYtx7EgjcCOeLa59z-gKFCdRDtUuuQOTY-Rf1QuCFB0uuaHOs9Vu7QhlQUcZAWfYTwx2uCK_6/s1600/1.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi7GVhkv-bOn9p1HVoBp5gvj8rXhYjgXRG-2DH6RLLpTvLm_IanAXnaXI5ZsCccokcwgqMrYtx7EgjcCOeLa59z-gKFCdRDtUuuQOTY-Rf1QuCFB0uuaHOs9Vu7QhlQUcZAWfYTwx2uCK_6/s72-c/1.jpg
Thực dưỡng hiện đại
http://www.thucduonghiendai.info/2019/09/tan-man-ve-ngu-hanh-khi-cong.html
http://www.thucduonghiendai.info/
http://www.thucduonghiendai.info/
http://www.thucduonghiendai.info/2019/09/tan-man-ve-ngu-hanh-khi-cong.html
true
1739464557763432959
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy